cá cược thể thao online,trò chơi nổi tiếng

Thứ hai , 20-02-2023

Giải đáp các câu hỏi về ngành Công nghệ thông tin

Câu hỏi 1: Đối tượng, phương thức tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Phương thức xét tuyển:

Năm 2020 Nhà trường xét tuyển theo 2 phương thức:

- Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia

- Xét tuyển theo phương thức học bạ THPT

- Tuyển thẳng, Ưu tiên xét tuyển, Xét tuyển kết quả thi từ các trường đại học có tổ chức kỳ thi tuyển sinh

Câu hỏi 2: Hệ đào tạo, thời gian đào tạo ngành Công nghệ thông tin của Nhà trường?

Hệ đào tạo đại học chính quy: Đào tạo 4 năm

Câu hỏi 3: Thầy cô cho em hỏi, chuyên ngành Công nghệ thông tin đào tạo cho sinh viên những gì?

Trả lời: Sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin của Nhà trường được đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo, sinh viên được thực hành tại các phòng máy hiện đại được nâng cấp hàng năm. Ngoài chương trình học, sinh viên được tham gia nghiên cứu khoa học cùng các giảng viên tại các phòng nghiên cứu hiện đại về công nghệ mạng và viễn thông, trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IOT). Bên cạnh đó, sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Công nghệ thông tin hiện nay. Sinh viên được tiếp xúc với các chuyên gia trong các buổi tọa đàm, hội thảo về các chủ đề công nghệ mới trong ngành Công nghệ thông tin.

Câu hỏi 4: Thầy cô cho em hỏi, phạm vi đào tạo về kiến thức CNTT sẽ giúp ích gì cho sinh viên khi ra trường?

Trả lời:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;

Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;

Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;

Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học.

Câu hỏi 5: Các thầy cô cho em hỏi là học CNTT của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp cơ hội việc làm sau này ra sao ạ?

Trả lời:

Qua số liệu khảo sát đối với sinh viên sau khi ra trường, trên 95% sinh viên của khoa CNTT có việc làm đúng chuyên ngành ngay sau khi ra trường. Trong đó, nhiều sinh viên có vị trí công việc tốt, thu nhập cao sau một năm làm việc. Hiện nay, nhu cầu về nhân lực CNTT là rất lớn, nhiều doanh nghiệp CNTT đã liên kết với Khoa để tuyển dụng nhân lực là những sinh viên tốt nghiệp vào làm việc. Nhiều công ty trường phỏng vấn, lựa chọn những sinh viên năm cuối có kết quả học tập tốt để đăng ký tuyển dụng trước, những sinh viên này sẽ được công ty hỗ trợ kinh phí đào tạo năm học cuối. Câu lạc bộ tin học thường xuyên chắp nối liên lạc giữa sinh viên với cựu sinh viên đang làm việc ở các công ty, doanh nghiệp để sinh viên kịp thời nắm bắt nhu cầu, yêu cầu và xu hướng nghề nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;

Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;

Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;

Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học.

Câu hỏi 6: Thầy cô cho em hỏi, thời gian học cụ thể của Chương trình đào tạo chính quy ngành CNTT là bao lâu ạ?

Trả lời: Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của SV. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 tiết làm thảo luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Học theo tín chỉ, các bạn sẽ hoàn toàn tự do lựa chọn học nhiều hay ít, học môn này, không học môn kia tùy thuộc và sự đăng kí của các bạn vào đầu mỗi kì. Các bạn hoàn toàn có thể ra trường sớm nếu tích lũy đủ số tín chỉ theo chương trình đào tạo. Thời gian học tập theo chương trình chuẩn đào tạo đại học hệ chính quy là 4 năm.

Câu hỏi 7: Thầy cô cho em hỏi, ngoài thời gian học tập, chúng em có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa không ạ?

Trả lời: Trường ĐHKTKTCN nói chung và khoa CNTT nói riêng có nhiều các hoạt động ngoại khóa cho SV như: CLB Tin học, CLB Tiếng Anh, CLB tình nguyện, CLB Văn nghệ cùng rất nhiều các hoạt động khác như các giải thi đấu thể thao, thời trang, Miss Uneti…Sinh viên có thể đăng ký tham gia các CLB và các hoạt động phù hợp.

Câu hỏi 8: Thầy cô cho em hỏi, trường mình có nhiều cơ sở đào tạo cả Hà Nội và Nam Định, với ngành CNTT, chúng em sẽ học tại cơ sở nào?

Trả lời: Các ngành học tại trường ĐHKTKTCN SV đều có thể đăng ký học tại Hà Nội hoặc Nam Định theo đúng nguyện vọng của sinh viên.

Câu hỏi 9: Thầy cô cho em hỏi, cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học của ngành CNTT như thế nào ạ?

Trả lời: Hiện nay, khoa CNTT được trang bị nhiều phòng thực hành CNTT với máy tính cấu hình cao đáp ứng đầy đủ yêu cầu học tập cho các học phần trong chương trình. Bên cạnh đó, Khoa CNTT có các phòng thực hành công nghệ cao như phòng công nghệ mạng Draytek, phòng tính toán hiệu năng cao phục vụ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI).

Câu hỏi 10: Các thầy cô cho em hỏi, đối với ngành CNTT, ngoài học tập trên lớp và các hoạt động ngoại khóa, SV chúng em có thể tham gia các đề tài NCKH, hội thảo không?

Trả lời: Trường ĐHKTKTCN nói chung và khoa CNTT nói riêng luôn quan tâm chú trọng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV. SV theo học ngành CNTT luôn được khuyến khích tham gia các đề tài NCKH, các hội thảo chuyên ngành. SV sẽ được các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường.

Câu hỏi 11: Các thầy cô cho em hỏi, Chất lượng đào tạo tại khoa CNTT của trường có khác biệt gì so với các trường khác?

Trả lời: Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp là trường Đại học uy tín, chất lượng cao. Trong đó, điểm khác biệt giữa chất lượng đào tạo của khoa Công nghệ thông tin của Nhà trường với các cơ sở đào tạo khác là sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng. Chương trình đào tạo của Khoa CNTT chú trọng đến hình thành và phát triển kỹ năng thực hành cho sinh viên. Hằng năm, nhiều sinh viên của khoa CNTT tham gia các cuộc thi chuyên ngành của bộ Công Thương, Quốc Gia đạt giải cao. Tỷ lệ sinh viên ra trường hàng năm có việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo là trên 95%.

Câu hỏi 12: Các thầy cô cho em hỏi, phương pháp giảng dạy ngành CNTT có gì khác biệt so với chương trình ở các trường khác?

Trả lời: Với mục tiêu đào tạo cho người học ra trường đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, Khoa CNTT đã áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến trên cơ sở sử dụng phương tiện, công nghệ cao. Khoa CNTT xác định, để hình thành và kỹ năng cho sinh viên, các nội dung lý thuyết được kết hợp với hoạt động thực hành, thực tập. Bên cạnh những phòng thực hành máy tính, Khoa CNTT đã đưa vào khai thác nhiều phòng thí nghiệm hiện đại về công nghệ mạng, trí tuệ nhân tạo phục vụ hiệu quả cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi 13: Các thầy cô cho em hỏi, Trường và khoa CNTT có hỗ trợ gì cho sinh viên khi có khó khăn trong việc học hay không?

Trả lời: Trong quá trình học, sinh viên CNTT được Khoa và Nhà trường quan tâm tạo điều kiện để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Hàng kỳ, Nhà trường dành một phần kinh phí để trao học bổng cho sinh viên đạt kết quả học tập cao, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được quỹ khuyến học của Nhà trường hỗ trợ.

Câu hỏi 14: Các thầy cô cho em hỏi, ngành CNTT có mở lớp chuyên ngành chất lượng cao không?

Trả lời: Hiện nay, Khoa CNTT đào tạo hai chuyên ngành CNTT, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Các lớp thuộc cả hai chuyên ngành đều được đào tạo với chất lượng cao.

Tin mới nhất

Tiện ích

CÁC NGÀNH TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO
TÊN NGÀNH THẠC SĨ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG
Công nghệ sợi, dệt 7540202 -
Công nghệ dệt, may 7540204 -
Công nghệ thực phẩm 8540101 7540101 -
Công nghệ thông tin 7480201 -
CNKT điều khiển và TĐH 7510303 -
CNKT điện, điện tử 7510301 -
CNKT điện tử - viễn thông 7510302 -
CNKT cơ khí 7510201 -
Kế toán 7340301 -
Quản trị kinh doanh 7340101 -
Tài chính - Ngân hàng 7340201 -
Kinh doanh thương mại 7340121 -
Mạng máy tính và TTDL 7480102 -
CNKT cơ điện tử 7510203 -
Ngôn ngữ Anh 7220201 -
CNKT Máy tính 7480108 -
QT dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 -
Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô 7510205 -
Ngành Bảo hiểm 7340204 -
Khoa học dữ liệu 7460108 -